Văn hóa Dũng_Tiến,_Thường_Tín

Các di tích lịch sử văn hoá

  • Thôn Ba Lăng: Chùa Phúc, Chùa Buộm, Chùa Quán Sao, Chùa Cao Xá, Chùa Đông Cứu và còn nhiều chùa khác
  • Các thôn khác trong xã đều có đình chùa miếu mạo để thờ phật và thành hoàng làng.

Làng nghề truyền thống

Hiện nay xã Dũng Tiến đang có nghề thêu ren hết sức phát triền ở hầu hết tất cả các thôn trong xã, ngoài ra còn có một số nghề mới được du nhập và đang trên đà phát triển.Làng nghề thêu truyền thống Đông cứu là làng nghề thêu cổ đã có truyền thống thêu các loại trang phục cổ xưa từ cách đây hơn 3 thế kỷ, là làng nghề được chọn may long bào cho vua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Truyền thống văn hoá

Xã Dũng Tiến được tôn vinh là xã có truyền thông hiếu học kết hợp văn hoá Jav[cần dẫn nguồn], nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài giúp ích cho địa phương cho đất nước[cần dẫn nguồn]. Tiêu biểu trong đó là dòng họ Vũ Bá thôn Ba Lăng và họ Nghiêm, đây chính là những dòng họ đã khai sinh ra xã Dũng Tiến[cần dẫn nguồn]. Đã đóng góp rất nhiều công lao cho xã Dũng Tiến[cần dẫn nguồn].

  • Tiêu biểu là cụ Nguyễn Chí (Hoàng Giáp) người xã Cao Xá, huyện Thượng Phúc, nay là thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508), đời Lê Uy Mục. Làm đến chức quan Thị Lang. Thôn Cao Xá có 2 dòng họ Nguyễn, vị Hoàng Giáp này thuộc dòng họ Nguyễn đông nhất ở thôn Cao Xá trên (hậu duệ là các ông Nguyễn Đăng Trình, ông Nguyễn Đăng Đệ).
  • Nhà giáo dân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Văn Dĩnh người xóm Ngang thôn Ba Lăng từng giữ chức vụ bí thư đảng ủy hiệu phó Trường Đại học Giao thông Vận tải, thành viên hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước.
  • Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Bình Dương người xóm Làng thôn Ba Lăng công tác tại Học viện Quân Y, bộ Quốc phòng được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư năm 37 tuổi.